k3n.ub
Tiêu đề: NGHE DI ĐỘNG TẠI CÂY XĂNG SẼ BỊ PHẠT TỚI 5 TRIỆU ĐỒNG Wed Aug 01, 2012 12:37 pm1
Theo Nghị định 52/CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy (có hiệu lực từ 5/8), người mang diêm, bật lửa, điện thoại di động, các thiết bị điện tử hoặc các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt vào kho vật liệu nổ hoặc những nơi có quy định cấm sẽ bị phạt từ 100.000 - 200.000 đồng. Mức phạt này cũng sẽ tăng lên 500.000 đồng nếu sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt mà không đảm bảo khoảng cách an toàn về phòng cháy chữa cháy (PCCC) theo quy định.
Đối với hành vi sử dụng điện thoại di động tại cây xăng sẽ bị phạt từ 2 - 5 triệu đồng, mức phạt này cũng áp dụng cho hành vi hàn cắt kim loại nhưng không thực hiện các biện pháp phòng cháy
Thiếu tướng Đỗ Văn Sơn, Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ (C66) - Bộ Công an, cho biết NĐ52 quy định khá đầy đủ, chi tiết nên có thể thực hiện được ngay vào thời điểm có hiệu lực. Ông Nguyễn Việt Cường, Trưởng phòng Hướng dẫn điều tra, xử lý về cháy nổ của C66, lưu ý các hành vi được coi là vi phạm và bị xử phạt chỉ xảy ra tại các nơi có quy định cấm hay biển báo cấm, nếu không có thì không thể xử phạt.
Ai xử phạt ?
Theo NĐ52, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC gồm các lực lượng công an, chính quyền địa phương và được phân cấp mức phạt theo các cấp. Cụ thể, đối với hành vi nghe điện thoại di động tại cây xăng chẳng hạn, ông Cường cho biết lực lượng cảnh sát phòng cháy hoặc các lực lượng khác được phân công theo thẩm quyền sẽ thực hiện việc bắt “quả tang”, lập biên bản và ra quyết định xử phạt.
Mức phạt 2 triệu đồng sẽ do trưởng công an hoặc chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn ra quyết định xử phạt; mức 5 triệu đồng sẽ do trưởng phòng cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ, trưởng phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, trưởng phòng cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ - đường sắt, trưởng phòng cảnh sát đường thủy, trưởng phòng cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, trưởng phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, công an cấp tỉnh và trưởng phòng cảnh sát PCCC cấp huyện hoặc chủ tịch UBND huyện ra quyết định xử phạt.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Việt Cường cũng thừa nhận một số điều khoản phạt khó thực thi do còn thiếu nhiều quy chuẩn về PCCC, thiếu lực lượng. “Trong quá trình thực hiện, chúng tôi sẽ báo cáo Bộ Công an có biện pháp cụ thể đối với những điểm hạn chế, thiếu khả thi”, ông Cường nói.
Đối với hành vi sử dụng điện thoại di động tại cây xăng sẽ bị phạt từ 2 - 5 triệu đồng, mức phạt này cũng áp dụng cho hành vi hàn cắt kim loại nhưng không thực hiện các biện pháp phòng cháy
[Only admins are allowed to see this image]
Từ ngày 5.8, nghe điện thoại tại cây xăng sẽ bị phạt từ 2 đến 5 triệu đồng/lần
Từ ngày 5.8, nghe điện thoại tại cây xăng sẽ bị phạt từ 2 đến 5 triệu đồng/lần
Thiếu tướng Đỗ Văn Sơn, Cục trưởng Cục Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ (C66) - Bộ Công an, cho biết NĐ52 quy định khá đầy đủ, chi tiết nên có thể thực hiện được ngay vào thời điểm có hiệu lực. Ông Nguyễn Việt Cường, Trưởng phòng Hướng dẫn điều tra, xử lý về cháy nổ của C66, lưu ý các hành vi được coi là vi phạm và bị xử phạt chỉ xảy ra tại các nơi có quy định cấm hay biển báo cấm, nếu không có thì không thể xử phạt.
Ai xử phạt ?
Theo NĐ52, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực PCCC gồm các lực lượng công an, chính quyền địa phương và được phân cấp mức phạt theo các cấp. Cụ thể, đối với hành vi nghe điện thoại di động tại cây xăng chẳng hạn, ông Cường cho biết lực lượng cảnh sát phòng cháy hoặc các lực lượng khác được phân công theo thẩm quyền sẽ thực hiện việc bắt “quả tang”, lập biên bản và ra quyết định xử phạt.
Mức phạt 2 triệu đồng sẽ do trưởng công an hoặc chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn ra quyết định xử phạt; mức 5 triệu đồng sẽ do trưởng phòng cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ, trưởng phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, trưởng phòng cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ - đường sắt, trưởng phòng cảnh sát đường thủy, trưởng phòng cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, trưởng phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, công an cấp tỉnh và trưởng phòng cảnh sát PCCC cấp huyện hoặc chủ tịch UBND huyện ra quyết định xử phạt.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Việt Cường cũng thừa nhận một số điều khoản phạt khó thực thi do còn thiếu nhiều quy chuẩn về PCCC, thiếu lực lượng. “Trong quá trình thực hiện, chúng tôi sẽ báo cáo Bộ Công an có biện pháp cụ thể đối với những điểm hạn chế, thiếu khả thi”, ông Cường nói.